Hải sâm thời phong kiến

Phương Đông vốn là nơi xuất phát của nhiều loại “cao lương mỹ vị” nổi tiếng. Trong đó, không thể không kể đến hải sâm – một loại động vật không xương sống, sống ở biển, trên đáy cát hoặc san hô chết, tập trung ở những tầng nước khác nhau dưới đại dương ( vì tùy theo chủng loại.)

Từ xa xưa, hải sâm đã trở thành vật phẩm tiến cống quý giá cho vua chúa – những người luôn cần sự mạnh mẽ trên cả chiến trường lẫn hậu cung hàng ngàn mỹ nữ. Các y gia xưa còn sử dụng loại hải sản này trong các bài thuốc điều trị chứng liệt dương, yếu sinh lý cho nam giới.

Image result for yến tiệc vua trung quốc

Hải sâm đã được coi là một trong “tứ đại danh thái” (bốn loại thực phẩm nổi tiếng) cùng với óc khỉ, tay gấu và yến sào của ẩm thực cổ truyền phương Đông và được mệnh danh là “nhân sâm của biển cả”. Về mặt thực phẩm, nhiều y gia coi thịt hải sâm là một trong tám món ăn “cao lương mỹ vị” nổi tiếng (bát trân) của phương Đông cùng với yến sào, bào ngư, vây cá…

Hải sâm được coi trọng ở Malaysia, Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia do người ta tin tưởng vào tác dụng chữa bệnh của nó. Tại Trung Quốc, ngay từ thời nhà Thương (thế kỷ XVI-XV trước Công nguyên) – triều đại đầu tiên được công nhận về mặt lịch sử là một triều đại ở nước này, hải sâm đã được coi trọng. Tương truyền vào thời này, có một đầu bếp tên là Duẩn Y đã chế biến ra 8 món ăn nổi tiếng gọi là “trư bát trân” từ các loại “cao lương mỹ vị” để phục vụ nhà vua; trong đó nổi tiếng nhất là món “canh thuốc quốc bảo” (món canh quý của quốc gia) với thành phần chính là hải sâm. Chính món canh thuốc này giúp vua Thành Thang – vị vua sáng lập nhà Thương hồi phục sức khỏe sau một trận ốm nghiêm trọng. Thể lực nhà vua được khôi phục dồi dào, sắc mặt hồng hào và sinh liền mấy hoàng tử sau đó.
Nhờ công lao này và tài nấu ăn làm hài lòng mấy đời vua mà Duẩn Y được phong chức “Phụ Bật” (tương đương Tể tướng); khi ông mất còn được cử hành tang lễ theo nghi thức dành cho thiên tử. Món canh thuốc với thịt hải sâm của đầu bếp Duẩn Y được lưu truyền qua các triều đại phong kiến Trung Hoa tới tận ngày nay. Nó là món ăn đại bổ mà chỉ hoàng đế được dùng để nâng cao sinh lực.
Image result for bát trân hải sâm
Hải sâm ngày nay
Theo kết quả nghiên cứu của dinh dưỡng học hiện đại, hải sâm là một trong những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng hết sức phong phú. Các nhà khoa học Trung Quốc ước tính, cứ 100g hải sâm khô có chứa 75,6g protein, cao gấp 5 lần so với thịt lợn nạc và 3,5 lần so với thịt bò, chỉ số này ở hải sâm Việt Nam là 63,23-67,22g. Trong hải sâm còn có hàm lượng cao các acid amin quý như lysine, proline, arginine, histadine, acid glutamic, thionine, leucine, isoleucine, acid aspartic, tyrosine… và nhiều nguyên tố vi lượng như P, Cu, Fe, Mn, Zn…, đặc biệt là Se – một chất giải độc kỳ diệu, làm vô hiệu hóa các kim loại nặng đi vào cơ thể qua đường ăn uống như Pb, Hg để thải ra nước tiểu. Ngoài ra, trong thành phần hải sâm còn có các loại vitamine như B1, B2, B12, C…, hormone testosteron và progesteron, các chất có hoạt tính sinh học như lectin, saponin glucoside (các glucoside triterpen), trong đó có 2 loại saponin là Rg (gây hưng phấn thần kinh, chống mỏi mệt và tăng cường thể lực) và Rh (có tác dụng ức chế tế bào ung thư).
Kết quả nghiên cứu dược lý học hiện đại còn cho thấy, hải sâm bổ sung các yếu tố tạo máu, tăng tuần hoàn máu, cải thiện khả năng hấp thu oxy và chống mệt mỏi cơ tim. Đây chính là lời giải thích cho tác dụng tăng cường “chuyện ấy” của loài thủy sản này. Bên cạnh đó, các nhà khoa học đã chứng minh lượng testosteron trong hải sâm khô cao gấp 400 lần so với lượng có trong thịt gà trống. Trong khi đó, chất testosteron, theo y học, giữ vai trò quyết định khiến đấng mày râu có thực sự “nam tính” hay không và “nam tính” đến mức nào.
Hải sâm có nhiều cách sử dụng, người ta thường dùng để chế biến thành các món ăn hoặc ngâm rượu. Các món ăn từ hải sâm có tác dụng tăng cường sinh lực là hải sâm xào mướp đắng, hải sâm hầm thịt dê, hải sâm nấu mực và chim cút, chè hải sâm… Về loại rượu hải sâm với công dụng “ông uống, bà khen”, BS Cao Thị Thanh Hương, Trung tâm Thừa kế ứng dụng Đông y, Hội Đông y Hà Nội cho biết, rượu hải sâm tốt không chỉ với đàn ông mà phụ nữ cũng uống được. Người hay bị lạnh chân tay uống rất tốt. Nên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ – kể cả vào mùa nóng. Rượu hải sâm sau khi ngâm nên để ít nhất 3 tháng 10 ngày mới nên uống. Tuy nhiên, những người cường dương, hay nóng, bốc hỏa (biểu hiện là mặt hay đỏ, đặc biệt là ở gò má, cảm giác nóng phừng phừng) thì không nên dùng bởi dùng vào sẽ thăng dương, vượng quá lại phản tác dụng.
Image result for ruou hai sam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *